1. Chênh lệch giữa tờ khai và sổ cái (xét về số phát sinh): Định kỳ bạn nên đối chiếu số liệu tờ khai và sổ sách, 2 số liệu này nguyên tắc thường phải khớp nhau, nếu có sự chênh lệch cần làm rõ lý do , và điều chỉnh kịp thời nếu lý do ko hợp lý (ví dụ hạch toán trước, kê khai sau dẫn tới chênh lệch thì vẫn ok, chênh lệch giải thích được hợp lý thì ko sao)
2. Chưa bù trừ số dư TK 133 và 3331 khi lập báo cáo tài chính: Số liệu 133 sẽ lên phần tài sản còn 3331 là các khoản phải trả NN (p/s: Tuy nhiên cũng có những trường hợp không được bù trừ như khi nghĩa vụ nộp và trường hợp số thuế được khấu trừ chuyển sang kỳ sau là tách biệt)
3. Kê khai điều chỉnh nhưng không xem xét điều chỉnh ở chỉ tiêu 37;38 mà chỉnh trực tiếp trên chỉ tiêu số 22
4. Đối với các Công ty có chi nhánh, nhà máy, điểm kinh doanh trong cùng một tỉnh, có hạch toán riêng nhưng kê khai VAT chung với Văn phòng công ty: Thông thường khi kê khai kế toán thuế ở trên VP sẽ tổng hợp số liệu từ bảng kê xuất ra từ phần mềm kế toán của chi nhánh để tổng hợp lên tờ khai nhưng sau đó một thời gian kế toán chi nhánh hạch toán bổ sung VAT các tháng trước (quay ngược ngày hạch toán về các tháng trước) dẫn tới việc các hóa đơn bổ sung đó sẽ bị kê khai sót)
Ví dụ: Tháng 4, chi nhánh đã hạch toán 10 tỷ tiền thuế VAT ở chi nhánh, Bảng kê gửi cho Kế toán thuế Văn phòng để kê khai lúc đó là 10 tỷ.
Nhưng tới tháng 8, Kế toán chi nhánh nhận được một hóa đơn 1 tỷ VAT của tháng 4 và quay ngược về tháng 4 hạch toán bổ sung nhưng không báo cho Văn phòng. Điều này dẫn tới trên VP sẽ kê khai thiếu.
5. Kê khai khấu trừ VAT đối với chính hóa đơn mà DN xuất hàng biếu tặng khách hàng (biếu tặng không đăng ký sở Công thương (khuyến mại dưới hình thức tặng) thì phải xuất hóa đơn có thuế): Lưu ý phần VAT đó bạn phải hạch toán vào chi phí 641.
Bút toán: Nợ TK 641 (bao gồm thuế)/Có TK 156, có TK 3331
6. Đánh đồng quan điểm cứ chi phí không hợp lý hợp lệ thì VAT đầu vào không được khấu trừ: Thực tế thì hầu hết cái gì là chi phí không hợp lý thì VAT đầu vào ko được khấu trừ nhưng ko hoàn toàn như thế. Ví dụ đối với hàng hóa bạn bị hư hỏng (không phải do yêu tố thiên tai hỏa hoạn, sinh hóa tự nhiên….)thì chi phí không được trừ nhưng mà VAT vẫn được khấu trừ bình thường các bạn nhé không cần giảm VAT các bạn đã hạch toán và kê khai khấu trừ
7. Xác định VAT dùng cho hoạt động chịu thuế, không chịu thuế,dùng chung không chính xác.
8. Không khấu trừ VAT đối với khoản chi phúc lợi cho người lao động: Ngày xửa ngày xưa thì ko được nhưng bây giờ được rồi các bạn nhé. Các khoản chi có hóa đơn VAT dùng cho phúc lợi mà thõa mãn điều kiện chi phí hợp lý thì vẫn được khấu trừ VAT, tham khảo CV 4005/TCT-CS.
9. Không hạch toán TK 133 và kê khai VAT đối vơi các chứng từ mà giá thanh toán đã bao
gồm VAT (như vé tàu….)mà hạch toán hết vào chi phí: Các bạn lưu ý nên tính VAT được khấu trừ ra để kê khai cho có lợi hơn nhé.
10. Không xuất hóa đơn kê khai thuế VAT trong trường hợp điều chuyển hàng hóa, tài sản từ nơi có hoạt động chịu thuế sang nơi có hoạt động không chịu thuế: Các trường hợp điều chuyển nội bộ thì không cần phải tính VAT nhưng riêng trường hợp này bắt buộc các bạn phải xuất hóa đơn và kê khai đầu ra nhé các bạn (thuế ra quy định này để tránh việc DN lách luật)
11. Khấu trừ với hóa đơn mà nhà cung cấp xuất biếu tặng mình ( khoản này mình ko bỏ tiền ra để mua thì ko khấu trừ nhé)
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết của mình. Nếu bạn muốn học kế toán bằng hình thức, offline hãy liên hệ mình
Zalo 0905397131
Facebook https://www.facebook.com/sangnguyendaotaoketoanonline
Kế toán thực hành tại Đà Nẵng, Dịch vụ Kế toán Tại Đà Nẵng, Thành Lập Doanh Nghiệp tại Đà Nẵng, Kế toán online toàn quốc