KẾ TOÁN SÁNG NGUYỄN

CHUYÊN NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ DẠY THỰC HÀNH KẾ TOÁN ONLINE VÀ OFFLINE

Bạn nào muốn học kế toán của thầy Sáng Nguyễn thì kết bạn zalo số của thầy 03865.99999 nhé. Khi kết bạn nhắn tin "Em muốn học kế toán"

Sáng Nguyễn 03865.99999

Chỉ tư vấn khóa học qua zalo 03865.99999

Các sai sót hay lưu ý kế toán thường gặp (Phần 2)

Các sai sót hay lưu ý kế toán thường gặp (Phần 2)

Nhận thức được tầm quan trong của việc xác định các sai sót có thể gặp, Kế Toán Sang Nguyên – Trung tâm Đào Tạo Kế Toán tại Đà Nẵng tổng hợp những tồn tại, sai sót mà kế toán thường mắc phải như sau
Phần 1
1. Tiền mặt:
– Số dư tiền mặt quá lớn (trong thời gian dài) trong khi lãi vay nhiều: Thông thường các doanh nghiệp có thể khai khống vốn góp (vốn ảo) cho nên về văn bản thì không có quy định về vấn đề này nhưng cơ quan thuế vẫn có thể xét tới tính Hợp Lý của số liệu. Trường hợp này các bạn cũng cẩn thận có thể thuế mò tới tính hợp lý của lãi vay.
– Số dư cuối kỳ của tiền mặt vẫn dương nhưng lại âm theo từng thời điểm trong năm
– Thanh toán bằng tiền mặt nhiều hóa đơn cùng một ngày của cùng một người bán có giá trị tiền từ 20 triệu đồng trở lên
– Không thực hiện kiểm kê, lập biên bản kiểm kê và xử lý khi có chênh lệch giữa sổ hạch toán và kiểm kê
2. Phải thu khách hàng:
– Đánh giá chênh lệch tỷ giá với khoản Người mua trả tiền trước- dư có TK 131: Về bản chất là khoản dư có này sẽ tất toán bằng hàng và dịch vụ mình xuất bán nên nó không có gốc ngoại tệ nên không đánh giá…trừ trường hợp đặc biệt khác (chắc chắn một hợp đồng hủy ngang)
– Mở nhiều mã công nợ cho một đối tượng khách hàng dẫn tới phản anh số dư nợ, dư có trên TK 131 không chính xác (Ví dụ công nợ A đã trả hết hàng nhưng trên Sổ tổng hợp công nợ vẫn còn dư nợ và dư có Khách hàng A): Tốt nhất nguyên tắc khách hàng là doanh nghiệp thì nên đặt mã đối tượng theo mã số thuế, còn là khách hàng cá nhân nên đặt theo số chứng minh thư hoặc mã số thuế cá nhân nếu có.
– Trích lập dự phòng phải thu khó đòi thiếu hồ sơ đi kèm theo quy định, đặc biệt là đối chiếu xác nhận công nợ. Thời gian quá hạn lấy tính từ thời điểm phát sinh công nợ thay vì đúng phải là từ thời điểm hết hạn
– Bù trừ dư nợ dư có của một đối tượng công nợ khi lập Bảng CĐKT: Nguyên tắc bù trừ không cho phép tự tiện bù trừ dư nợ dư có, các bạn phải xem xét bản chất của từng khoản công nợ trên, phải xem xét khoản khoản phải thu, ứng trước đó thuộc hợp đồng hàng hóa dịch vụ nào để bù trừ phù hợp, không được bù trừ bừa)
– Thời điểm khi nhận doanh thu sai dẫn tới hạch toán TK 131 cũng sai: Cần kiểm tra hợp đồng về hình thức giao nhận ở đâu, khi nào để xuất hóa đơn đúng ngày
– Số dư có TK 131 – Khoản trả trước của khách hàng mà tồn lâu, không xác nhận có thể rủi ro: Thuế yêu cầu giải trình, vì rủi ro DN trốn doanh thu, hoặc bắt buộc hạch toán thu nhập khác coi như đây là khoản công nợ phải trả nhưng không có nghĩa vụ trả.
– Hạch toán công nợ công ty con vào TK 136: Lưu ý Công ty con có pháp nhân riêng, hạch toán riêng biệt các bạn phải dùng Tk 131. Sau này làm báo cáo hợp nhất mới bù trừ công nợ nội bộ khi lên báo cáo tài chính hợp nhất
– Không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định
– Không điều chỉnh tăng LN tính thuế đối với khoản lỗ từ đánh giá tỷ giá tiền và các khoản phải thu cuối kỳ và ngược lại

Nguyễn Hồng Sáng

Các bạn xem phần 1 tại đây

(Lớp học thực hành kế toán tổng hợp tại Đà Nẵng do CPA Nguyễn Hồng Sáng (Hội viên hội kiểm toán hành nghề Việt Nam) trực tiếp giảng dạy)

Từ khóa: Dich vu ke toan tai Da Nang, Hoc ke toan tai Da Nang, Thanh lap doanh nghiep, Thanh lap doanh nghiep tai Da Nang, Hoc thuc hanh ke toan tai Da Nang, ra soat truoc khi co quan thue kiem tra, chung chi thuc hanh ke toan

(Visited 477 times, 1 visits today)
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

Liên hệ dịch vụ kế toán Sáng Nguyễn

Gọi cho chúng tôi 24/7 hoặc điền vào mẫu dưới đây để nhận được tư vấn ban đầu miễn phí! bảo mật.

Dịch vụ kế toán

Bài viết mới