KẾ TOÁN SÁNG NGUYỄN

CHUYÊN NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ DẠY THỰC HÀNH KẾ TOÁN ONLINE VÀ OFFLINE

Bạn nào muốn học kế toán của thầy Sáng Nguyễn thì kết bạn zalo số của thầy 03865.99999 nhé. Khi kết bạn nhắn tin "Em muốn học kế toán"

Sáng Nguyễn 03865.99999

Chỉ tư vấn khóa học qua zalo 03865.99999

Những vấn đề cần rà soát để có một cuộc phỏng vấn việc làm tốt

Những vấn đề cần rà soát để có một cuộc phỏng vấn việc làm tốt

Đối với hầu hết mọi người, phỏng vấn việc làm vốn dĩ là một tình huống căng thẳng ngay cả khi bạn là một người có tính hướng ngoại, tức là kể cả khi bạn là một người năng động, thích gặp gỡ người mới, có những cuộc hẹn gặp thú vị. Điều gì đã khiến cho những cuộc phỏng vấn trở nên căng thẳng hơn? Cách giải quyết nó là gì?

Cách duy nhất để đánh bại sự căng thẳng và áp lực đó là gì? Vâng đó là sự sẵn sàng. Lường trước những điều gì có thể xảy ra và sẵn sàng mọi thứ để tạo một sự ấn tượng ban đầu thật tốt, giảm thiểu sự căng thẳng trước và trong quá trình phỏng vấn

Hãy kiểm tra thật kỹ những điều cần thiết trước khi đi phỏng vấn sau đây để bạn có được một cuộc phỏng vấn tốt, cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là một ứng cử viên phù hợp cho công việc mà bạn đang ứng tuyển

1. Chuẩn bị về mặt trang phục

Việc lựa chọn trang phục của bạn cho cuộc phỏng vấn sẽ khiến cho nhà tuyển dụng hiểu về bạn khá nhiều. Ăn mặc phụ hợp cho thấy bạn có am hiểu về văn hóa công ty và cho thấy bạn tôn trọng nhà tuyển dụng và muốn tạo một sự ấn tượng tốt
Chuẩn bị trang phục sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn giúp bạn thoải mái tự tin và sẵn sàng tỏa sáng.

2. Đọc và phân tích bản tin tuyển dụng

Đọc đi đọc lại bản tin tuyển dụng và phân tích chúng để xác định nhà tuyển dụng cần ứng cử viên như thế nào. Sau đó liệt kê thành một danh sách những kỹ năng, kiến thức, phẩm chất mà nhà tuyển dụng yêu cầu, ưu tiên để đáp ứng công việc. Chuẩn bị những đặc điểm mà bạn có thể trình bày sao cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng cử viên phù hợp nhất. Bằng cấp cũng đóng góp một phần quan trọng để bạn có thể lọt vào vòng 2 của cuộc phỏng vấn

3. Kiểm tra thông tin về Công ty

Bạn hiểu biết về công ty như thế nào? Vâng trước khi tới với cuộc phỏng vấn bạn hãy đảm bảo rằng bạn đã nắm rõ thông tin về công ty tốt nhất có thể. Để tìm hiểu công ty bạn có thể đọc thông tin trên website, các trang mạng xã hội, báo điện tử…Bạn cũng có thể kết nối với bất cứ ai đã hoặc đang làm tại công ty để có được thông tin về kỹ năng cần thiết cho công việc, về văn hóa công ty để từ đó xem thử mình có phù hợp hay không.
Thêm nữa, đừng quên tìm kiếm trên google để xem công ty có những thông tin tích cực hay tiêu cực nào hay không. Nếu là thông tin tiêu cực thì hãy cân nhắc xem có thực sự nên ứng tuyển không hay là tìm kiếm 1 cơ hội khác.

4. Kết nối với người quen đã làm tại công ty đó

Để tăng cơ hội được trúng tuyển, bạn cũng có thể liên hệ với những người đang làm hoặc đã từng làm tại công ty (nên là nhân viên có những ấn tượng tốt với công ty) để họ có những lời khuyên tốt hoặc giới thiệu với nhà tuyển dụng. Thông thường các nhà tuyển dụng thường sẽ ưu tiên và quan tâm những người được giới thiệu hơn là những người khác chỉ nộp hồ sơ qua mạng. Người quen của bạn cũng có thể giúp bạn nắm qua quy trình tuyển dụng của công ty, điều giúp bạn tránh những sai lầm không đáng có trong quá trình ứng tuyển và phỏng vấn.

5. Tập luyện trả lời các câu hỏi có thể xảy ra

Dành thời gian để chuẩn bị những câu trả lời cho những câu hỏi thông dụng có khả năng xảy ra. Nó sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và không bị bối rối trong quá trình phỏng vấn.

6. Tìm hiểu lại kỹ thuật phỏng vấn

Một cuộc phỏng vấn công việc mang cho bạn một cơ hội tỏa sáng. Những gì bạn nói và làm sẽ quyết định bạn có được vào vòng tiếp theo trong con đường chinh phục nhà tuyển dụng hay không? Bạn cần phải biết thật nhiều về kỹ thuật phỏng vấn, biết càng nhiều càng tốt. Nó sẽ giúp bạn trơn tru hơn trong quá trình phỏng vấn (về kỹ thuật phỏng vấn mình sẽ chia sẽ ở bài tới nhé các bạn). Không nắm những kỹ thuật phỏng vấn thì bạn sẽ bị động, stress, bối rối và mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

7. Rà soát và tìm hiểu nghi thức phỏng vấn

Có ok không nếu bạn mang một ly cafe hay điện thoại để chuông vào phòng phỏng vấn? bạn sẽ chào hỏi nhà tuyển dụng như thế nào? Bạn sẽ mang theo mình những gì? Hãy chuẩn bị thật kỹ để tránh những sai lầm trong cuộc phỏng vấn nhé (về vấn đề nghi thức phỏng vấn như thế nào mình sẽ có bài viết tới)

8. Xem lại địa chỉ nơi bạn sẽ phỏng vấn

Giờ giấc phỏng vấn rất quan trong. Mặc dù biết điều đó nhưng nhiều bạn vẫn bị vi phạm và một trong những lý do dẫn đến điều đó là không chuẩn bị về mặt địa chỉ và phương tiện đi lại. Tốt nhất trước ngày phỏng vấn hãy làm một chuyến thăm dò địa điểm và khi đi phỏng vấn thì nên chuẩn bị thật sớm để tránh sự cố giao thông tắc đường. Đừng để muộn hoặc kịp nhưng với một thân mình nhề nhãi mồ hôi và khuôn mặt thiếu máu vì vội vã.

9. Rà soát lại cần phải mang theo những gì

Mang theo những thứ cần thiết như sổ, bút, hồ sơ bằng cấp photo (nên có chứng thực) ….và những thứ khác mà nhà tuyển dụng có yêu cầu cụ thể.

10. Gửi email cảm ơn sau cuộc phỏng vấn

Sau cuộc phỏng vấn bạn nên gửi một email cảm ơn. Tới đây nhiều bạn sẽ nghĩ rằng như vậy là quá kỹ nhưng thực sự nó là một hình thức tốt để thể hiện sự quan tâm của bạn tới vị trí ứng tuyển. Email cảm ơn cũng là một cơ hội để bạn bày tỏ thêm những vấn đề bạn muốn hoặc nhận mạnh thêm năng lực của mình

Bài được viết bởi: Sáng Nguyễn, CPA – Đào tạo kế toán thực hành Online toàn quốc

Nhận đào tạo kế toán online toàn quốc, kế toán offline tại Đà Nẵng. Liên hệ zalo thầy Sáng Nguyễn 0905397131 hoặc 0915415837
(Visited 945 times, 1 visits today)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Liên hệ dịch vụ kế toán Sáng Nguyễn

Gọi cho chúng tôi 24/7 hoặc điền vào mẫu dưới đây để nhận được tư vấn ban đầu miễn phí! bảo mật.

Dịch vụ kế toán

Bài viết mới